Vị thuốc đông y hỗ trợ điều trị đái tháo đường hiệu quả

 

Trong những năm gần đây, số bệnh nhân đái tháo đường đang có xu hướng gia tăng nhanh với nhiều biến chứng nặng nề như biến chứng tim mạch, thận, mắt, thần kinh… trở thành nỗi lo ngại hàng đầu của toàn xã hội.

 

Đái tháo đường hay còn gọi là tiểu đường, là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng với biểu hiện lượng đường ở trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường do cơ thể thiếu hụt về tiết insulin hoặc đề kháng với insulin hoặc cả 2, dẫn đến rối loạn quan trọng về chuyển hóa đường, đạm, mỡ, chất khoáng.

Khi mắc bệnh đái tháo đường, bệnh nhân không thể tự chuyển hóa các chất bột đường từ các thực phẩm ăn vào hàng ngày để tạo ra năng lượng, lâu dần gây nên hiện tượng tăng dần lượng đường tích tụ trong máu. Nếu lượng đường trong máu luôn ở mức cao sẽ làm gia tăng các nguy cơ bệnh lý tim mạch, đồng thời gây tổn thương ở nhiều cơ quan bộ phận khác như thần kinh, mắt, thận và nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác.

Có thể thấy, quá trình trao đổi chất bất thường sẽ khiến glucose không thể đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể, kết quả là lượng đường vẫn còn tồn đọng trong máu. Sự mất cân bằng này tích lũy kéo dài qua thời gian sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

1. Nguyên nhân gây nên tiểu đường tuýp 1

Tiểu đường tuýp 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên người bệnh không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (tuýp 1A), do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy, khiến bệnh nhân không có hoặc có ít insulin, dẫn đến lượng đường tích lũy trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào, 5% không rõ nguyên nhân (tuýp 1B).

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến tiểu đường tuýp 1 vẫn đang trong quá trình nghiên cứu. Tuy nhiên, ghi nhận đa số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thấy rằng, khi thành viên trong gia đình mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ nhẹ mắc bệnh. Hoặc các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với một số loại virus cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.

2. Nguyên nhân gây nên tiểu đường type 2

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2 vẫn chưa được làm rõ, một số trường hợp ghi nhận bệnh có di truyền. Bên cạnh đó, tình trạng thừa cân béo phì cũng có liên hệ chặt chẽ với bệnh, tuy nhiên cần phân biệt không phải ai thừa cân cũng đều mắc bệnh tiểu đường type 2.

Một số yếu tố nguy cơ có thể dẫn đến tiểu đường type 2 gồm:

  • Tiền sử gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột, con mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử bản thân từng bị tiểu đường thai kỳ.
  • Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
  • Tăng huyết áp.
  • Ít hoạt động thể lực
  • Thừa cân, béo phì.
  • Bị rối loạn dung nạp đường hay rối loạn đường huyết đói
  • Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang

Bệnh đái đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền với ba triệu chứng chủ yếu ăn nhiều uống nhiều tiểu tiện nhiều. Nguyên nhân của tiểu đường theo đông y là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt. Bệnh tiểu đường là một bệnh lý mạn tính làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Liệu có thể dùng thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường hay không?

Theo Tây Y, tiểu đường là một hội chứng thiếu hoàn toàn hoặc một phần insulin, đặc trưng bởi sự không dung nạp glucose, thay đổi chuyển hoá lipid và protein mà thể hiện rõ nhất là sự tăng đường huyết. Về sau sẽ dẫn đến các biến chứng như bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh thần kinh. Bệnh nhân tiểu đường đặc trưng bởi tình trạng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều.

Trong Đông y không có khái niệm bệnh tiểu đường nhưng xét trên triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều và gầy nhiều thì bệnh tiểu đường thuộc phạm vi chứng tiêu khát. Nguyên nhân của tiểu đường theo đông y là do ăn uống nhiều đồ cay, béo, ngọt: do sang chấn tinh thần tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của các tạng phủ, vị, thận bị hao tổn. Hỏa làm phế hư gây chứng khát; vị âm hư gây đói nhiều, người gầy; thận âm hư không tàng trữ tinh hoa của ngũ cốc gây tiểu tiện nhiều ra chất đường.

Thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường được không?

Phương pháp đông y chữa tiểu đường dựa trên nguyên tắc chung lấy dưỡng âm thanh nhiệt, sinh tân dịch là cơ sở. Nhưng trên lâm sàng hội chứng của bệnh đái đường có nhiều khi thiên về khát nhiều, thiên về đói nhiều hoặc một số bệnh nhân lại thiên về tiểu tiện nhiều nên cách chữa còn theo triệu chứng mà có trọng điểm gia giảm. Vì thận là nguồn gốc của âm dịch và nơi tàng trữ tinh vi của ngũ cốc nên vẫn lấy bổ thận âm làm chính. Bạn có thể tham khảo một số vị thuốc đông y chữa bệnh tiểu đường như sau :

Sâm Bố Chính

Đối với những người đang mắc căn bệnh tiểu đường thì sử dụng nhân sâm Bố Chính ngâm rượu mang đến tác dụng tuyệt vời là giúp làm hạ đường huyết, làm giảm đi lượng đường bên trong máu vì giúp cơ thể làm tăng tiết dịch các chất của cơ thể, giảm cân và khát nước chính vì thế giúp làm ngăn ngừa được căn bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó nếu bạn kết hợp nhân sâm Bố Chính cùng với insulin sẽ giúp làm giảm bớt đi được insulin và thời gian hạ đường huyết được kéo dài và hỗ trợ điều trị bệnh được hiệu quả nhất

 Chè đắng

 

Theo Y học cổ truyền, chè đắng có công dụng hỗ trợ trong điều trị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng làm hạ nồng độ đường trong máu máu. Ngoài ra, chè đắng còn có tác dụng là giảm cholesterol, giảm mỡ máu, giảm chứng cao huyết áp, chống oxy hóa và tăng cường lưu thông máu.

Dây thìa canh

Dây thìa canh cũng được sử dụng trong nhân gian để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường theo đông y. Công dụng của dây thìa canh làm giảm giảm sự hấp thu glucose ở ruột; giảm quá trình tân tạo glucose tại gan. Ngoài ra, thảo dược này còn có tác dụng phục hồi tế bào beta tiết insulin ở đảo tụy, tăng sản xuất insulin; giúp tăng khả năng sử dụng glucose ở mô và cơ.

Dây thìa canh có còn tác dụng với mỡ máu nhờ tác động lên chuyển hóa lipid, làm tăng bài tiết cholesterol qua phân; giảm cholesterol toàn phần và triglycerid trong máu.

 Giảo cổ lam

Bệnh nhân bị tiểu đường thường kèm theo tình trạng rối loạn lipid máu. Theo các nghiên cứu, giảm cổ lam có khả năng hạ đường huyết cũng như hạ cholesterol máu. Ngoài ra, thành phần hoạt chất saponin có trong giảo cổ lam còn có tác dụng chống viêm, bảo vệ tế bào gan. Sử dụng Giảo cổ lam có khả năng bảo tồn các tế bào beta tụy tiết insulin và tiểu đảo Langerhans.