Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa và cách phòng tránh

Giao mùa là lúc nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa bất thường nên nếu hệ miễn dịch yếu bạn rất dễ mắc bệnh. Đặc biệt vào giao mùa, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô có thể khiến cho các loại virut sinh sôi mạnh. Đây là khoảng thời gian cơ thể rất khó thích nghi với thời tiết, và cảm cúm dễ xảy ra.

Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ lớn, do đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virut, vi khuẩn có hại phát triển, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Phòng bênh thời điểm giao mùa

1. Những đối tượng dễ mắc bệnh khi thay đổi thời tiết

  • Trẻ nhỏ: Đối với trẻ nhỏ đa số hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng yếu rất dễ bị nhiễm bệnh trong thời điểm giao mùa. Trẻ khi mắc bệnh dễ diễn biến nặng hơn người lớn.
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi thường có sẵn các bệnh lý mạn tính như bệnh lý hô hấp, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch, suy gan, suy thận làm hệ miễn dịch suy yếu. Do đó, bệnh thường gặp ở người cao tuổi thường nặng hơn người trẻ rất nhiều. Thay đổi thời tiết dễ làm khởi phát bệnh lý có sẵn ở người cao tuổi. 
  • Phụ nữ mang thai: khi mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai nghén rất dễ bị dị tật cho thai nhi. Ngay cả khi mắc bệnh, thai phụ cũng thường ngại dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi, khiến bệnh kéo dài và cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, việc phòng bệnh là ưu tiên với thai phụ.

2. Các bệnh thường gặp khi thời tiết giao mùa

  • Cảm cúm:

+ Thời tiết giao mùa biến đổi thất thường, khiến sức đề kháng của trẻ bị suy yếu nên trẻ rất dễ bị mắc cảm cúm. Khi bị bệnh, trẻ có thể sốt một cách đột ngột (>38,3 độ C) hoặc sốt đi kèm vs run, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, cực kì mệt mỏi và ho khan. Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên , trẻ có thể bị đau họng, nghẹt mũi và tiếp tục ho

+ Cảm cúm thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, bệnh thường gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

  • Viêm đường hô hấp trên:     

+ Là một bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tình trạng dị ứng hoặc do các tác nhân vi khuẩn, vi rút. Trẻ bị viêm đường hô hấp thường bị sốt, ho, chảy nước mũi, hắt xì hơi.

+ Đa số trẻ bị viêm đường hô hấp trên thể nhẹ chỉ kéo dài vài ba ngày là tự khỏi, mặc dù không dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết do virut gây ra. Tuy vật một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng nhưng không sốt hoặc sốt không cao, nhất là trẻ em bị còi xương, suy dinh dưỡng. Kèm theo sốt là trẻ ho, quấy khóc, ngủ kém.

+ Viêm đường hô hấp là những bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa.

  • Tiêu chảy cấp:

+Tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do virút, vi khuẩn hoặc kí sinh trùng gây ra. Trong đó Rotavirut là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiêu chảy cấp, có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Đây là virut có khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, có thể sống hàng giờ ở trên bàn tay và trên các bề mặt rắn. Đặc biệt, rotavirut có thể sống ổn định, gây ra các bệnh khi sống trong phân 1 tuần

3. Một số cách phòng tránh các loại bệnh khi giao mùa

  • Uống đủ 2 lít nước/ ngày: Giao mùa vào mùa thu thời tiết sẽ trở nên mát mẻ, dễ chịu hơn nên bạn sẽ ít có cảm giác khát nước như mùa hè. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cung cấp đủ 2 lít nước/ ngày để giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru, đào thải độc tố- những chất làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
  • Vệ sinh cơ thể đúng cách: Vệ sinh có thể coi là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại các căn bệnh ho và cúm. Việc tiếp xúc với môi trường khói bụi, nhiều vi khuẩn- đặc biệt trong thời tiết giao mùa rất thuận lợi để vi khuẩn phát triển sẽ khiến chúng dễ dàng tấn công sức khỏe cuả bạn. Do đó, hãy thực hành thói quen vệ sinh tốt như: Đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay định kì, sử dụng khăn lau khi hắt hơi, sẽ giúp hạn chế sự tác động của virut, vi trùng và các tác nhân gây dị ứng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Chú trọng bổ sung thật nhiều rau xanh, trái cây theo mùa sẽ giúp cơ thể được cung cấp một lượng vitamin dồi dào để tăng cường sức đề kháng. Đồng thời hạn chế món cay, nóng và chú trọng thực phẩm giàu vitamin C nạp vào cơ thể. Vitamin C sẽ giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi thời tiết, tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm các triệu chứng cảm lạnh.
  • Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể: Bổ sung thêm thảo dược và các sản phẩm điều chế từ thảo dược là cách hiệu quả để tăng sức đề kháng, tăng cường sức khỏe phòng tránh bệnh tật.  Các loại thảo dược như: đông trùng hạ thảo, đẳng sâm, đinh lăng, chùm ngây... là những thảo dược thiên nhiên lành tính, giúp cung câp nguồn dưỡng chất dồi dào, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, xua tan căng thẳng mệt mỏi hiệu quả. Ngoài ra Sâm bố chính Trường Xuân là sản phẩm được kết hợp giữa các thảo dược quý như: Sâm bố chính, nhân sâm, táo đỏ, kỉ tử, đông trùng hạ thảo, tam thất. 

+ Tăng cường sức đề kháng: Sâm bố chính được cho là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và vi rút. Việc sử dụng định kỳ có thể giúp cải thiện khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể.

+ Bổ sung năng lượng và sức khỏe tổng thể: Các thành phần trong sâm bố chính thường được cho là có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể và cải thiện sức khỏe tổng thể. Điều này giúp cải thiện tinh thần, giảm căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời tăng cường hiệu suất làm việc và hoạt động hàng ngày.

 

  • Vận động nhẹ nhàng vào sáng và tối: Ở thời điểm giao mùa, nhiệt độ vẫn còn khá cao nên cần tránh vận động vào buổi trưa
  • Ngủ sớm và dậy sớm: thức khuya có thể gây rối loạn nội tiết, làm tăng cân, suy giảm sức đề kháng. Trong khi dậy muộn lại khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống. Do đó, khi thời tiết thay đổi ẩm ương, bạn cần duy trì thói quen ngủ sớm, dậy sớm để tăng cường khả năng miễn dịch, làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim, thận, cao huyết áp, tiểu đường...

Nguồn: Đông y Trường Xuân