Tam thất có tác dụng gì? Công dụng, Cách dùng, Lưu ý khi sử dụng

1. Tam thất là gì?

Tam thất là loại cỏ nhỏ, thuộc họ ngũ gia bì, sống lâu năm. Đặc tính tam thất là cây thảo ưa những nơi có bóng râm và ẩm mát. Trong cây tam thất, rễ là bộ phận được dùng để làm thuốc nhiều nhất. Rễ cây tam thất mang thường được mang về rửa sạch, phơi hoặc sấy cho khô, sau đó sẽ phân loại ra rễ củ, rễ nhánh, thân rễ.

Tam thất có nhiều cách bào chế. Mỗi cách chế biến sẽ có những công dụng khác nhau. Thông thường tam thất được bào chế dưới 3 dạng:

Dùng trực tiếp: Rửa sạch rễ tam thất, giã nát và đắp lên vị trí bị tổn thương.

Dùng sống: Rửa sạch rễ, sau đó phơi hoặc sấy khô. Có thể thái ra hoặc nghiền thành bột. Cách này thường được dùng để chữa các chứng như bị xuất huyết, tổn thương như đại tiện ra máu tươi, đau thắt ngực do thiểu năng mạch vành hoặc lên cơn nhồi máu cơ tim, bệnh gan,...

Dùng chín: Rửa sạch các bộ phận của tam thất như rễ, thân lá, sao nóng, nghiền thành bột.

Bộ phận dùng chủ yếu của tam thất là rễ củ

 

2. Tác dụng của tam thất

·        Điều trị ra mồ hôi trộm, lao động quá sức

·        Tăng cường sức khỏe

·        Dịch trong các bộ phận của tam thất giúp cầm máu, giảm đau

·        Nhanh tan máu xảy ra do bị chấn thương, va đập gây bầm tím ở phần mềm

·        Điều hòa hệ thống miễn dịch

·        Kích thích tâm thần, cải thiện khả năng ghi nhớ, chống căng thẳng

·        Tăng lưu lượng máu động mạch vành, bảo vệ cơ tim, tránh thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim

·        Tránh hạ huyết áp, bảo vệ tế bào gan, hạ mỡ máu

·        Chống oxy hóa từ đó giúp đẩy chậm quá trình lão hóa

·        Hạn chế sự di căn của những tế bào gây ung thư

·        Giúp kháng khuẩn và virus

 

3. Cách dùng tam thất

  • Dùng 4 - 6 g/ngày, dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc.
  • Hoa tam thất có thể sắc nước uống hoặc hãm như trà. Lá và thân cây cũng được dùng để hãm trà hoặc nấu cao uống.
  • Thời gian uống tốt nhất là vào buổi sáng để tăng cường miễn dịch và chống lão hóa, hạn chế uống buổi tối để tránh bị khó ngủ. Nên uống khi bụng đói để dược chất được phát huy tốt nhất, nếu dạ dày kém thì uống 30 phút sau ăn.

 

 

Tam thất có nhiều công dụng khác nhau. Tam thất thường được chế biến dưới dạng bột. Tam thất uống lúc nào còn phụ thuộc vào mục đích sử dụng, tình trạng bệnh cũng như phương pháp kết hợp tam thất cùng với các dược liệu khác.

Có thể kết hợp bột tam thất với mật ong đun sôi để uống điều trị các bệnh liên quan tới đường ruột. Nên uống vào buổi sáng sau khi thức dậy giúp làm sạch ruột.

Hiện nay Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Trường Xuân. thuộc Hội Đông y Hà Nội cho ra mắt Sâm Bố chính Trường Xuân với sự kết hợp của các dược liệu quý hiếm và có giá trị cao trong đông y như là: Sâm bố chính, Nhân Sâm, Đông Trùng Hạ Thảo, Tam Thất, Kỷ Tử, Táo Đỏ. Sự kết hợp đó mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe con người như là

·       Bồi bổ khí huyết, bổ can thận, nhuận phế

·       Bồi bổ sức khỏe, tăng cường thể lực

·       Hỗ trợ ổn định đường huyết

·       Bảo vệ gan, chống thoái hóa mỡ

·      Tăng cường khả năng bảo vệ tim, chống lại các tác nhân gây loạn nhịp, ngăn ngừa xơ vữa động mạch

·      Tăng cường sức đề kháng, tăng cường miễn dịch

·      Tăng cường thị lực, hỗ trợ các bệnh về mắt

·      Tăng sinh colagen, chống lão hóa, làm đẹp da

 

4. Lưu ý khi sử dụng tam thất

  • Tam thất không dùng cho phụ nữ có thai vì dễ gây động thai, sảy thai vì khả năng thúc đẩy tuần hoàn của nó.
  • Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt vì tam thất làm tăng lưu thông máu và loại bỏ huyết ứ nên có thể khiến chị em chảy máu quá nhiều.
  • Khi bị cảm nóng hoặc cảm mạo: sẽ gây nóng thêm cho bệnh nhân.
  • Không dùng cho những đối tượng dị ứng với tam thất.