ĐAU LƯNG CẤP- NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, HƯỚNG ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH DỰ PHÒNG

Đau lưng cấp chiếm hầu hết các trường hợp đau lưng, bệnh lý này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, do chấn thương, lao động chân tay, duy trì tư thế sai trong công việc và các bệnh ở cột sống. Để giảm đau và điều trị căn nguyên người bệnh thường được hướng dẫn dung thuốc kết hợp vật lý trị liệu, châm cứu, bấm huyệt và các biện pháp giảm đau tại nhà.

1.Nguyên nhân đau lưng

1.1 Đau thần kinh tọa:

Đau thần kinh tọa là nguyên nhân đau lưng cấp thường gặp. Bệnh lý này xảy ra khi dây thần kinh tọa bị chèn ép bởi một đĩa đệm tổn thương hoặc hẹp ống sống. Đau thần kinh tọa khiến người bệnh đau nhiều và đau nhói tại vùng thắt lưng, đau lan rộng dọc theo đường đi của thần kinh tọa khiến đùi, cẳng chân, bàn chân đều có cảm giác đau nhức.

Đau lưng do thần kinh tọa thường xuyên giảm khi nghỉ ngơi, nặng hơn khi vận động. Tùy thuộc vào mức độ chèn ép, người bênh có thể đau lưng kèm tê bì, yếu cơ chân, giảm khả năng vận động và teo cơ.

1.2 chấn thương

Đau lưng do chấn thương có thể do vận động sai tư thế, mang vác vật nặng, tai nạn xe cộ, tai nạn trong thể thao hoặc lao động.

1.3 Tăng cân

Cân nặng dư thừa làm tang áp lực lên đốt sống lưng. Điều này khiến các đốt sống lưng dễ chân thương, đau nhức và tăng tốc độ thoái hóa cột sống

1.4 Căng giãn cơ và dãn dây chằng cột sống

Đột ngột gập cúi người hoặc thay đổi tư thế lao động, chơi thể thao có thể khiến cơ và dây chằng cạnh cột sống dãn quá mức. Từ đó phát sinh cơn đau kèm theo biểu hiện sưng khớp cột sống, khó vận động.

1.5 Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng

Theo kết quả nghiệm cứu, ăn uống thiếu vitamin và khoáng chất sẽ khiến hệ xương khớp nhanh chóng suy yếu, cột sống lỏng lẻo và mất tính ổn định. Từ đó làm tang nguy cơ tổn thương, đau nhức và phát triển bệnh lý ở cột sống.

 Ngoài ra có các nguyên nhân đau lưng cấp do các rối loạn viêm nhiễm, bệnh ác tính, mang thai, loãng xương, chèn ép rễ thần kinh, bệnh cơ lan tỏa, bệnh đám rối, bệnh thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, rối loạn chức năng khớp sacroiliac, chấn thương khớp mặt và nhiễm trùng. Phân biệt các dấu hiệu và triệu chứng của đau do cảm giác (cơ học) với đau do thần kinh (bệnh căn) là bước đầu tiên cần thiết để chẩn đoán đau lưng.

 

 2. Triệu chứng đau lưng cấp

Khi bị đau lưng cấp, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khó chịu sau:

- Đột ngột đau nhói hoặc đau âm ỉ ở lưng. Thường phổ biến và đau nhiều hơn ở vùng lưng dưới

- Đau khu trú hoặc đau dọc theo cột sống đau lan rộng từ lưng sang hông hoặc từ mông xuống các chi

- Đau thuyên giảm khi nghỉ ngơi

- Đột ngột đau hoặc đau nghiêm trọng hơn khi nhấc vật nặng, ngồi lâu một chỗ hoặc nằm bất động trên giường

- Đau nhiều hơn vào buổi sáng kèm theo cứng lưng.

- Đau nhói khiến bệnh nhân khó đứng thẳng khi di chuyển, xoay hoặc vặn mình đột ngột, có tai nạn hoặc chấn thương

 

3. Yếu tố rủi ro của bệnh đau lưng cấp

3.1 Tuổi tác

Đau lưng cấp thường xảy ra phổ biến hơn ở những người độ tuổi trung niên và người lớn tuổi

3.2 Lười vận động

Lười vận động khiến cơ lưng và cơ bụng suy yếu, đồng thời làm giảm mất sự dẻo dai và độ linh hoạt của các khớp xương. Điều này cũng khiến xương bị tổn thương và đau

3.3 Sinh hoạt thiếu khoa học

Nguy cơ thoát hóa cột sống và đau lưng cấp có xu hướng tang cao ở người thường xuyên thức, hút thuốc lá, làm việc gắng sức, nâng vật nặng không đúng cách.

3.4 Tâm lý

Theo nghiêm cứu những người có tâm lý bất ổn, hay lo lắng, căng thẳng stress cũng có nguy cơ đau lưng cao hơn

 

4. Phương pháp điều trị đau lưng cấp

Đối với trường hợp nhẹ người bệnh có thể áp dụng các biện pháp giảm đau lưng cấp hiệu quả. Đối với những trường hợp nặng hơn, đau nhức dai dẳng do bệnh lý, người bệnh nên sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu khác theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

4.1 Châm cứu

Liệu pháp châm cứu được thực hiện phổ biến trong điều trị đau lưng cấp. Liệu pháp này được thực hiện bằng cách dung kim nhỏ tác động lên huyệt đạo tương ứng. Từ đó giúp thư giãn, mang lại cảm giác dễ chịu và giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên châm cứu cần được thữ hiện với những người có chuyên môn.

4.2 Xoa bóp bấm huyệt

Để giảm đau người bệnh có thể áp dụng biện pháp xoa bóp, đả thông kinh mạch, hoạt huyết, thư giản cột sống, cơ.

4.3 Vật lý trị liệu

Để điều trị đau lưng cấp, bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia có thể thiết lập một chương trình vật lý trị liệu phù hợp với tình trạng

Châm cứu trị liệu trong đau lưng cấp

 

5. Các cách phòng tránh đau lưng cấp

1. Tư thế đúng:

- Luôn duy trì tư thế ngồi và đứng thẳng. Khi ngồi, đảm bảo ghế có hỗ trợ lưng tốt và chân đặt vững trên mặt đất.

- Khi đứng, giữ thẳng vai và không nghiêng người về phía trước quá mức.

5.2. Kỹ thuật nâng vật đúng cách:

- Khi nâng vật nặng, hãy dùng lực từ chân, giữ lưng thẳng và tránh xoay người khi đang nâng.

5.3. Rèn luyện thể lực:

- Thực hiện các bài tập tăng cường cơ lưng và cơ bụng, như yoga, bơi lội, hoặc Pilates.

- Tập thể dục đều đặn giúp duy trì cân nặng hợp lý và giảm áp lực lên cột sống.

5.4. Chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh:

- Duy trì cân nặng lý tưởng để giảm áp lực lên lưng.

- Bổ sung đủ canxi và vitamin D!

5.5 Đeo đai d phòng

 

Vic đeo đai d phòng s giúp làm gim áp lc lên ct, giúp gim bt áp lc phn trên cơ th lên tht lưng giúp h tr gim chèn ép dây thn kinh trong khi bn vn có th đi li hot động thoi mái trong thi gian dài.

Đeo đai giúp làm giảm áp lực lên cột sống

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Trường Xuân áp dụng chẩn trị bệnh theo các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh…..

Địa chỉ: Số 1B Quang Trung, Hà Đông Hà Nội
☎️ Hotline: 0966862855/ 0981935886/ 0966605095

 

Nguồn: Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Trường Xuân