Thoái hóa cột sống thắt lưng: triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Thoái hóa cột sống lưng là hệ quả thường gặp của tuổi già, tuy nhiên bệnh đang có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh khiến cho phần cột sống lưng biến dạng và đau nhức gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, chủ động trang bị kiến thức về thoái hóa cột sống lưng là cách tốt nhất để phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời, giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.

1. Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh thường gặp nhất trong các bệnh về cơ xương khớp. Đây là một bệnh phức tạp, đặc điểm chính là tổn thương toàn bộ cấu trúc xương khớp, bao gồm tổn thương sụn là chủ yếu, kèm theo tổn thương xương dưới sụn, dây chằng, đĩa đệm, các cơ cạnh sống và màng hoạt dịch. Tổn thương diễn biến chậm tại sụn đầu xương, kèm theo các biến đổi hình thái, biểu hiện bởi hiện tượng hẹp khe khớp, tân tạo xương (gai xương), xơ xương dưới sụn và thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng.

2.  Nguyên nhân bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng?

Nguyên nhân của thoái hoá cột sống do sụn khớp và đĩa đệm phải chịu áp lực lớn thường xuyên và diễn ra trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là sụn, phần xương dưới sụn bị tổn thương, giảm hoặc mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng.

3. Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng?

 

Thoái hóa cột sống thắt lưng là bệnh lý xương khớp mạn tính, có tốc độ diễn tiến chậm, với những biểu hiện khá mơ hồ và người bệnh có thể không chú ý. Mỗi giai đoạn của bệnh sẽ có những triệu chứng nhận biết khác nhau, bao gồm:

  • Đau kiểu mỏi vùng thắt lưng do sụn khớp còn ở giai đoạn đầu của sự bào mòn.
  • Đau âm ỉ, tăng khi hoạt động và đi lại, giảm khi nghỉ ngơi, đặc biệt khi nằm trên giường hoặc nền cứng.
  • Cứng khớp vùng cột sống thắt lưng vào buổi sáng, có thể nghe tiếng lục cục khi cử động, xoay người.
  • Cường độ đau có thể tăng lên kèm co cứng cơ hai bên cột sống thắt lưng.
  • Cơn đau khởi phát từ thắt lưng lan xuống mông, đùi, cẳng chân và bàn chân nếu thoái hóa cột sống thắt lưng có chèn ép rễ dây thần kinh tọa gây đau thần kinh tọa.
  • Một số triệu chứng khác như: Cảm giác tê bì vùng mông và chân, yếu hai chân, giảm hoặc mất cảm giác vùng tầng sinh môn, mất kiểm soát tiểu tiện,...

4. Biến chứng thoái hóa cột sống lưng thường gặp

Người bệnh thoái hóa cột sống lưng có thể gặp phải một số biến chứng sau:

  • Biến dạng cột sống: Cột sống thắt lưng bị gù hoặc cong vẹo gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

  • Chèn ép các rễ thần kinh: Tình trạng kéo theo các cơn đau lan xuống vùng mông, tứ chi,... Lâu dần sẽ dẫn đến co cơ, cản trở vận động, tê liệt, thậm chí là bại liệt.

  • Giảm thị lực: Thoái hóa cột sống lưng có thể gây suy giảm thị lực, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, sưng đau mắt, tầm nhìn hạn chế, thậm chí bị mù.

  • Bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống: Tổn thương đĩa đệm và cột sống là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân thoái hóa cột sống lưng.

  • Chèn ép tủy thắt lưng cùng: Khi thoái hóa cột sống lưng tiến triển thành mãn tính có thể gây tàn phế, bại chân.

5.  Phòng ngừa bệnh thoái hóa cột sống lưng đúng cách

Bên cạnh việc điều trị khi phát hiện ra bệnh thì phòng ngừa là cách tốt nhất giúp giảm thiểu nguy cơ gây bệnh và hạn chế nguy cơ tái phát hiệu quả. Bạn nên tạo lập thói quen sống tích cực, lành mạnh theo nguyên tắc sau:

  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao để nâng cao tầm vận động của xương khớp, đặc biệt là những bài tập tốt cho vùng cột sống lưng. Chú ý tập các bài tập vừa sức, điều độ phù hợp với khả năng của mình.

  • Phân bổ thời gian sinh hoạt và làm việc hợp lý, dành thời gian nghỉ ngơi để giảm căng thẳng cho vùng lưng. 

  • Không nên ngồi hay đứng quá lâu mà nên đi lại, vươn vai để thư giãn. Sau khi làm việc lâu, hãy dành thời gian massage, xoa bóp vùng lưng.

  • Làm việc và nghỉ ngơi đúng tư thế.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giàu giàu canxi như: tôm, cua, ốc; sữa, các loại rau, trái cây,… đặc biệt bổ sung các loại vitamin nhóm B vào bữa ăn hàng ngày để giúp xương khớp chắc khỏe.

  • Thăm khám cột sống định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc khi có biểu hiện đau lưng bất thường thì cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

Tuy thoái hóa cột sống lưng là bệnh mãn tính nhưng có thể điều trị để kiểm soát nguyên nhân gây bệnh giúp làm giảm các triệu chứng, ngăn chặn nguy cơ tiến triển bệnh. Nếu bệnh nhân có nhu cầu được tư vấn thêm về bệnh thoái hóa cột sống lưng, vui lòng liên hệ hotline: 0966605095/0981935886 

Hoặc đến khám trực tiếp tại Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Trường Xuân tại số 1 Bà Triệu( số 1B Quang Trung), Hà Đông, Hà Nội