Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không? Nguyên nhân, Triệu chứng và Cách dự phòng

Đau thần kinh tọa còn gọi là đau thần kinh hông to, biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.

Mặc dù cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp đều tự khỏi bằng các phương pháp điều trị không phẫu thuật trong một vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng liên quan đến yếu chân đáng kể hoặc thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phải phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng của đau dây thần kinh tọa.

1. Nguyên nhân gây đau thần kinh tọa

1.1 Các bệnh về Cơ xương khớp

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, hầu hết những cơn đau thần kinh tọa đều xuất phát từ các bệnh về Cơ xương khớp.

Đặc biệt, nhóm người bị thoát vị đĩa đệm sẽ có tỉ lệ mắc cao hơn. Do trong quá trình thoái hóa hoặc chấn thương, khối thoát vị đĩa đệm sẽ gây chèn ép lên rễ thần kinh, dẫn đến những cơn đau cho người bệnh. Điều này cũng xảy ra tương tự với những người bị gai cột sống hoặc có khối u hoặc nang nằm trên cột sống.

Thoái hóa khớp: Gai xương (các cạnh xương lởm chởm) có thể hình thành ở các gai già, gây chèn ép dây thần kinh ở vùng lưng dưới.

1.2 Tuổi tác và đặc thù công việc

Mặc dù đau thần kinh tọa có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng nhóm người từ 30 đến 50 tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất. Đây là nhóm người nằm trong độ tuổi lao động, chịu ảnh hưởng cột sống nhiều hơn các nhóm đối tượng khác.

Đau thần kinh tọa ở người trẻ xuất phát từ thói quen vận động hàng ngày: mang vác đồ nặng, ngồi sai tư thế…

Người cao tuổi mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp… cũng dễ bị đau thần kinh tọa.

1.3 Cân nặng

Cân nặng gây áp lực trực tiếp lên cột sống của người bệnh dẫn đến một loạt các bệnh lý nguy hiểm, bao gồm cả đau thần kinh tọa. Chính vì vậy, người thừa cân, phụ nữ mang thai rất dễ bị đau thần kinh tọa..

1.4 Lối sống ít vận động

Ngồi lâu, không tập thể dục sẽ làm giảm khả năng linh hoạt và độ săn chắc của cơ bắp, từ đó làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa.

1.5 Hút thuốc

Chất nicotin trong thuốc lá có thể làm hỏng mô cột sống, yếu xương và đẩy nhanh quá trình bào mòn đĩa đệm đốt sống.

2. Triệu chứng đau dây thần kinh tọa

Giai đoạn đầu, các triệu chứng đau thần kinh tọa không quá rõ ràng. Những cơn đau không gây ảnh hưởng quá nhiều tới người bệnh. Chính vì vậy, mọi người thường xem nhẹ và chỉ đi thăm khám khi những triệu chứng gây cản trở các hoạt động trong cuộc sống. 

Các điểm đau trong đau dây thần kinh tọa

 

Một số dấu hiệu điển hình và thường gặp nhất bao gồm:

- Cơn đau: Đây là dấu hiệu đau thần kinh tọa phổ biến nhất. Các cơn đau với mức độ khác nhau, từ nhẹ nhàng, âm ỉ đến dữ dội, đôi khi cảm thấy như bị điện giật. Người bệnh sẽ cảm nhận rõ ràng đau lưng ở vùng lưng dưới, hông, dọc hai chân, mặt sau đùi, cẳng chân, mắt cá, gót chân. 

- Thậm chí, có thể đau cả khi người bệnh thực hiện động tác vặn phần thân trên hoặc chuyển động cơ thể đột ngột như ho, hắt hơi…

- Cảm giác tê, ngứa râm ran, nóng rát ở nhiều bộ phận khác trên cơ thể, đặc biệt là phần thắt lưng đổ xuống như mông, sau đùi, cẳng chân,...

- Đau khi đứng lên, ngồi xuống

- Khả năng di chuyển suy giảm rõ rệt: Bệnh nhân cảm thấy yếu cơ chân, gặp khó khăn khi nhón gót chân.

- Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân.

- Đau lưng lan xuống mông và chân

Rất nhiều bệnh nhân thường nhầm lẫn đau thần kinh tọa với các bệnh lý về cột sống khác vì có các triệu chứng tương tự:

- Đau thần kinh tọa và thoát vị đĩa đệm đều khiến bệnh nhân chịu những cơn đau không mấy dễ chịu. Nhưng nếu cảm thấy phần thắt lưng đau dữ dội thay vì đau toàn thân, có thể bạn đã bị thoát vị đĩa đệm. Thoát vị đĩa đệm là một trong những nguyên nhân dẫn tới đau thần kinh tọa (đối với người bị thoát vị đĩa đệm thắt lưng).

- Triệu chứng đau thần kinh tọa và hội chứng cơ hình lê khá giống nhau, đau dọc từ lưng rồi lan dần xuống bàn chân. Sự khác biệt lớn nhất giữa hai căn bệnh này nằm ở vị trí đau. Đau thần kinh tọa khiến người bệnh đau nhiều ở hông, có thể đi lại khập khiễng, mỗi cử động đều đau nhức. Hội chứng cơ hình lê thường không gây đau ở đùi, các triệu chứng sẽ giảm dần khi hướng bàn chân ra ngoài khi bộ.

Vì thế, khi xuất hiện những triệu chứng đau cơ xương khớp bất thường thì bạn nên sớm đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị phù hợp.

3. Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Một số nguyên nhân khiến dây thần kinh tọa bị đau có thể không ngăn ngừa được, chẳng hạn như bệnh thoái hóa đĩa đệm , đau dây thần kinh tọa do mang thai hoặc tai nạn. Tuy nhiên, việc thực hiện một số giải pháp phòng ngừa đau dây thần kinh tọa hiệu quả cũng có thể giúp bảo vệ lưng và giảm rủi ro, bao gồm: 

- Duy trì tư thế đúng: Thực hành tư thế đúng khi bạn ngồi, đứng, nâng đồ vật và ngủ sẽ giúp giảm áp lực lên lưng dưới.

- Không hút thuốc, hạn chế các chất kích thích: Nicotin làm giảm lượng máu cung cấp cho xương, từ đó dẫn đến suy yếu, căng thẳng cho cột sống và đĩa đệm.

- Duy trì cân nặng hợp lý: Thừa cân và chế độ ăn uống thiếu chất có liên quan đến chứng viêm và đau khắp cơ thể. Do đó, việc duy trì cân nặng lý tưởng cho cơ thể là giải pháp quan trọng để giúp làm giảm căng thẳng cho cột sống.

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục đều đặn giúp kéo giãn và giữ cho các khớp, cột sống luôn linh hoạt đồng thời tăng cường sức mạnh cho cơ vùng bụng và lưng dưới.

- Chọn các hoạt động thể chất ít gây tổn thương lưng: Bơi lội, đi bộ, yoga hoặc thái cực quyền

- Tránh chấn thương: Mang giày vừa vặn, giữ cầu thang và lối đi luôn khô ráo, ngăn nắp để tránh té ngã, gây chấn thương.

- Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung một số loại thực phẩm tốt cho đau thần kinh tọa để giảm các triệu chứng đau của bệnh

Điều trị đau dây thần kinh tọa bằng châm cứu, bấm huyệt

 

Đau thần kinh tọa có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách làm suy yếu chi có thể dẫn đến tàn phế ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống vì vậy cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Trường Xuân áp dụng chẩn trị bệnh theo các phương pháp y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh…..

Địa chỉ: Số 1 Bà Triệu (1B Quang Trung), Hà Đông Hà Nội

☎️ Hotline: 0966862855/ 0981935886/ 0966605095
Nguồn: Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Trường Xuân