1. Thoái hóa đốt sống cổ gây ra rối loạn tiền đình
Tiền đình là một bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng cho cơ thể và các hoạt động của con người. Rối loạn tiền đình chính là quá trình tiếp nhận, xử lý và truyền tải thông tin bị rối loạn, làm cơ thể không thể kiểm soát được cân bằng, dễ té ngã, hoa mắt, chóng mặt… Bệnh thoái hóa đốt sống cổ tuy không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan không điều trị sớm và dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng, trong đó biến chứng nguy hiểm phải kể đến là rối loạn tiền đình.
Thoái hóa đốt sống cổ làm mạch máu bị chèn ép, máu không lưu thông lên tới não dẫn đến thiếu máu và gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Các biểu hiện dễ nhận biết của bệnh rối loạn tiền đình như:
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Buồn nôn, ù tai mỗi khi thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống.
Không kiểm soát được thăng bằng, dễ té ngã.
Làm việc kém hiệu quả, khó tập trung.
Chán ăn, mất ngủ, sụt kí.
Tinh thần u uất, trầm cảm.
2. Một số biến chứng nguy hiểm khác của thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh rối loạn tiền đình, có một biến chứng khác của căn bệnh thoái hóa cột sống cổ đáng chú ý là thoát vị đĩa đệm (nhân nhầy của đĩa đệm ở giữa các đốt sống C5, C6, C7 dễ thoát ra ngoài chèn ép dây thần kinh).
Bệnh tiến triển nhanh có thể gây rối loạn cảm giác, liệt một hoặc hai tay. Một số trường hợp còn dẫn đến rối loạn dây thần kinh thực vật, người bệnh đại tiểu tiện không kiểm soát. Nếu dây thần kinh chi phối hoạt động tim bị chèn ép, người bệnh sẽ bị rối loạn nhịp tim, đau tim đột ngột.
3. Cần làm gì khi bị choáng váng do rối loạn tiền đình?
Một số biện pháp cần thực hiện ngay khi gặp cơn chóng mặt, choáng váng, tránh gây tai nạn đáng tiếc:
Ngưng làm việc, di chuyển hoặc điều khiển phương tiện giao thông.
Người bệnh nên ngồi hoặc nằm nghỉ ngơi ở vị trí thoáng khí, chắc chắn.
Sau cơn choáng váng có thể cho dùng thêm ít nước đường hoặc khoáng chất.
Nếu tình trạng vẫn kéo dài và ngày càng nặng hơn, bệnh nhân cần được khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần rèn cho mình thói quen tốt như:
Trong chế độ ăn uống:
Ăn nhiều rau củ, bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Bổ sung đủ nước cho cơ thể
Ăn nhạt hơn bình thường
Hạn chế ăn đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ
Không uống rượu bia, dùng chất kích thích
Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý:
Tập thể dục mỗi ngày
Lựa chọn gối có độ cao phù hợp
Tránh ngồi lâu một chỗ, đối với nhân viên văn phòng, nên đứng dậy, đi lại hoặc thay đổi tư thế khoảng 1-2 giờ một lần.
Điều trị thoái hóa đốt sống cổ vai gáy bằng phương pháp châm cứu, bấm huyệt
4. Phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống cổ dứt điểm, ngừa biến chứng
Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền Trường Xuân luôn đánh giá cao và áp dụng Trị liệu Thần kinh cột sống trong điều trị các bệnh về thoát vị đĩa đệm và thoái hóa đốt sống cổ. Đây là phương pháp điều trị bảo tồn, có thể giải quyết nguyên nhân gốc rễ gây ra bệnh, ngăn ngừa tái phát lâu dài. Bác sĩ sẽ thăm khám và nắn chỉnh xương nhẹ nhàng, điều chỉnh cấu trúc sai lệch bên trong, kết hợp với châm cứu và xoa bóp bấm huyệt trả lại sự cân bằng của cột sống như ban đầu.
Đối với người bị rối loạn tiền đình do thoái hóa đốt sống cổ, các chuyên viên phòng khám sẽ hướng dẫn các bài tập cụ thể, được thiết kế riêng biệt nhằm tăng khả năng giữ thăng bằng của cơ thể. Đồng thời, người bệnh cũng cần tuân theo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vận động theo hướng dẫn của bác sĩ để dần khắc phục bệnh theo hướng tích cực.
Bạn nên đi khám bệnh sớm, ngay khi phát hiện những triệu chứng thoái hóa cột sống cổ. Nếu để lâu bệnh sẽ trở nặng và khó điều trị hơn.
Bạn có thể đăng ký trước để khám theo lịch phù hợp, tránh tình trạng chờ lâu tại Hotline: 0981935886/0966862855
Hoặc thăm khám trực tiếp tại địa chỉ: số 1 Bà Triệu (1B Quang Trung), Hà Đông, Hà Nội