Các thảo dược điều trị cảm cúm
Khi thời tiết chuyển mùa, chúng ta rất dễ bị sổ mũi, nhức đầu, cảm cúm...tuy nhiên hầu hết mọi người lại không muốn sử dụng thuốc tây y do có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, mà còn dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh rất nguy hiểm. Vì thế, có rất nhiều người đã trọn trị cảm cúm bằng phương pháp Đông y, vừa an toàn lại mang đến hiệu quả cao. Dưới đây là các loại thảo dược trị cảm cúm hay dùng lại dễ tìm.
· Tía tô
Không chỉ là một loại rau gia vị, lá tía tô còn là một vị thuốc rất được coi trọng trong Đông y. Tía tô có vị cay tính ấm, mùi thơm, chứa tinh dầu, có tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng để chữa cảm cúm, đau đầu, sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, đau chướng bụng, buồn nôn... Ngoài ra tía tô còn có các tác dụng khác như cải thiện trí nhớ, kháng virus, giảm phản ứng dị ứng, thư giãn tinh thần, tốt cho huyết áp và tim mạch, tốt cho tiêu hóa, kiểm soát bệnh tự miễn, phòng ngừa ung thư...
Cách dùng tía tô để trị cảm cúm: Cháo hành - tía tô, Xông hơi, Trà tía tô – gừng
· Kinh giới:
Kinh giới có vị cay, tính ôn, vào 2 kinh phế và can. Có tác dụng phát biểu khứ phong, lợi yết hầu, thanh nhiệt tán ứ phá kết. Dùng chữa ngoại cảm phát sốt, đầu nhức mắt hoa, yết hầu sưng đau, đẻ xong huyết vận. Sao đen chữa thổ huyết máu cam, đại tiểu tiện ra máu. Trong dân gian, kinh giới được dùng làm thuốc chữa cảm mạo, phát sốt, nhức đầu, cổ, họng sưng đau, nôn mửa, đổ máu cam, đi lỵ ra máu, băng huyết. Ngoài ra, kinh giới còn được sử dụng để giúp loại bỏ gốc tự do, chống oxy hóa, chống quá trình lão hóa hoặc ức chế co thắt hồi tràng nhờ các thành phần phenol trong tinh dầu của nó. Khuếch tán tinh dầu còn có tác dụng ức chế hoạt động của một số loại virus, vi khuẩn.
· Gừng
Gừng có vị cay tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Ngoài ra gừng còn có tác dụng khác như làm giảm hoa mắt chóng mặt, giúp làn da tươi trẻ, làm mờ sẹo, giảm gàu và ngăn rụng tóc, giảm đau và viêm, phòng ngừa một số bệnh về răng miệng...
Trong dân gian, gừng là một vị thuốc giúp tiêu hóa, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn không tiêu, nôn, đi ngoài, cảm mạo phong hàn, chữa ho mất tiếng.
· Sả
Trong Đông y, sả có vị the cay, mùi thơm tính ấm có tác dụng làm ra mồ hôi, sát khuẩn, chống viêm, thông tiểu, tiêu đờm để chữa đầy bụng, đái rắt, chân phù nề, chữa ho do cảm cúm...
Dùng làm thuốc xông giải cảm, kết hợp cùng tía tô, kinh giới, hương nhu, cỏ xước, lá tre, cúc tần. Đun sôi rồi xông toàn thân.
Dùng làm nước gội đầu vì có tác dụng làm sạch gàu, trơn tóc.
Ngoài ra cây sả còn có tác dụng đuổi côn trùng, dùng tinh dầu xả để xua đuổi ruồi muỗi, tạo mùi thơm tự nhiên cho nhà cửa
· Tỏi
Tỏi có vị cay, tính ôn, hơi độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, chữa khí hư, tiểu tiện khó, bụng đầy trướng, tiêu nhọt, đờm và hạch ở phổi. Tỏi giúp phục hồi alycin, một hợp chất tự nhiên có trong cơ thể có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol, giảm huyết áp. Dự phòng cảm mạo, cảm cúm, trị cảm lạnh, ho, viêm họng, sổ mũi, ho hen, chữa viêm mũi dị ứng, viêm xoang...
· Hành lá
Hành lá không chỉ là một loại rau gia vị không thể thiếu trong hầu hết các món ăn mà nó còn có nhiều công dụng bất ngờ, đặc biệt phải kể đến công dụng điều trị cảm mạo, cảm cúm. Hành lá có tính cay nóng nên nó thường được dùng để điều trị các triệu chứng như đầy hơi, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, lạnh bụng. Đặc biệt trong hành lá có chứa chất Allicin có công dụng diệt khuẩn mạnh mẽ, ngăn ngừa được bệnh bạch hầu, thương hàn hoặc bệnh tả.