NHÓM HUYỆT ĐIỀU TRỊ Ù TAI HIỆU QUÁ
HUYỆT THÍNH HỘI
Vị trí: – Ở chỗ lõm trước tai, ở ngang phía trước rãnh bình tai, chỗ đầu dưới của chân bình tai, chỗ lõm phía sau ngành lên xương hàm dưới (há miệng thì lõm rộng ra)
Giải phẫu: Dưới da là bờ sau tuyến mang tai, bờ dưới mỏm tiếp xương thái dương, sau lồi cầu xương hàm dưới. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mặt. Da vùng huyệt chi phối bởi dây thần kinh sọ não số V.
Tác dụng: ù tai, điếc tai, đau răng, đau khớp hàm.
Cách châm cứu: Châm 0,5-1,2 tấc. Cứu 5-10 phút.
Chú ý: Châm đắc khí thấy căng tức tại chỗ, hoặc căng tức sâu vào trong tai làm ê ẩm 1/2 đầu. Khi cứu không được gây bỏng.
HUYỆT NHĨ MÔN
Vị trí: nằm trước vành tai, tại chỗ lõm của loa tai
Công dụng của huyệt Nhĩ Môn trong trị 7 bệnh phổ biếnHuyệt nhĩ môn có tác dụng gì là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm. Theo Y học cổ truyền, huyệt Nhĩ Tiền (Nhĩ Môn) có tác dụng khai nhĩ khiếu, sơ tà nhiệt, thông khí cơ. Khi kết hợp với một số huyệt đạo khác sẽ giúp điều trị nhiều bệnh lý, đặc biệt là 7 bệnh sau:
Phối hợp cùng huyệt Ty Trúc Không: Điều trị đau răng.
Phối hợp cùng huyệt Não Không + Ế Phong: Điều trị tai ù, điếc.
Phối hợp cùng huyệt Hợp Cốc + Ế Phong: Điều trị tai giữa viêm.
Phối hợp cùng huyệt Túc Tam Lý + (Địa) Ngũ Hội: Điều trị lưng đau, tai ù.
Phối hợp cùng huyệt Chiên Trung + Khí Hải + Thính Hội + Túc Tam Lý: Điều trị ù tai do khí hư.
Phối hợp cùng huyệt Ế Phong + Thính Cung + Thính Hội + Hợp Cốc + Trung Chử: Điều trị tai ù, điếc, tai có mủ.
Phối hợp cùng huyệt Y Lung + Túc Ích Thông: Điều trị câm điếc.
Các bước châm cứu:
Bước 1: Xác định huyệt Nhĩ Môn nằm ở đâu, châm kim thẳng từ 1,5 – 1 thốn.
Bước 2: Khi châm kim, người bệnh duy trì động tác há miệng và đảm bảo hướng mũi kim xuống.
Bước 3: Thực hiện cứu trong 1 đến 3 tráng và ôn cứu trong 3 đến 5 phút.
Các bước bấm huyệt:
Bước 1: Xác định huyệt vị một cách chính xác.
Bước 2: Dùng đầu ngón tay đặt lên huyệt vị rồi tiến hành day ấn với lực vừa phải.
Bước 3: Day ấn trong 1 phút, sau đó xoa nhẹ huyệt đạo và các vùng da xung quanh.
HUYỆT Ế PHONG
Vị trí: Phía sau trái tai, nơi chỗ lõm giữa góc hàm dưới và gai xương chũm, sau mỏm nhọn cao nhất của trái tai, sát bờ trước cơ ức đòn chũm.
Tác dụng: Thông nhĩ khiếu, minh mục, khu phong tiết nhiệt.
Điều trị: Trị điếc, tai ù, tai lãng, tuyến mang tai viêm, thần kinh mặt liệt.
Châm thẳng 0, 5 - 1 thốn, hoặc hướng mũi kim về phía mắt đối diện. Cứu 1 - 3 tráng - Ôn cứu 5 - 10 phút.
PHONG TRÌ
Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Tác dụng: Khu phong, Giải biểu, thanh nhiệt, thông nhĩ, minh mục, sơ tà khí.
Điều trị: Trị đầu đau, cổ gáy cứng, ca?m mạo, chóng mặt, mắt hoa, tai ù, huyết áp cao, các bệnh ở não.
Cách châm: Châm thẳng, ngang với trái tai, hơi hướng xuống dưới, hướng mũi kim về mắt bên kia, sâu 0, 5 - 1 thốn, hoặc châm xiên thấu Phong Trì bên kia.
THẦN MÔN
Ở phía xương trụ, nằm trên lằn chỉ cổ tay, nơi chỗ lõm sát bờ ngoài gân cơ trụ trước và góc ngoài bờ trên xương trụ.
Tác Dụng:
Thanh Tâm nhiệt, an thần, thanh hỏa, lương vinh, điều khí nghịch.
Trị ù tai, hay mơ, mất ngủ, hồi hộp, động kinh, Hysteria, hay quên.
Châm thẳng, hơi chếch qua phía xương trụ (ngón út), sâu 0, 3 - 0, 5 thốn. Cứu 1 - 3 tráng, Ôn cứu 3 - 5 phút.