Những yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu

Đau nửa đầu hay còn gọi là đau đầu migraine là một bệnh lý khá phổ biến. Các cơn đau thường xuất hiện ở một bên đầu và bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhói theo nhịp đập của mạch máu, kèm theo đó là các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn và nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn.

Những yếu tố kích thích cơn đau nửa đầu

         Nguyên nhân đau nửa đầu hiện vẫn chưa được xác định, nhưng có nhiều giả thuyết chỉ ra rằng gen di truyền và các yếu tố môi trường có thể dẫn đến đau nửa đầu. Một số yếu tố có thể kích thích cơn đau nửa đầu gồm:

  • Các loại thức ăn giàu tyramin như phô mai, gan, rượu vang, socola, trái cây họ cam quýt ( cam, bưởi, quýt), thực phẩm lên men... ; natri glutamat trong bột ngọt hay muối natri có trong xúc xích, thịt muối,...

  • Sự thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ cũng là nguyên nhân khởi phát cơn đau nửa đầu. Tỷ lệ mắc bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ gấp 3 lần ở nam giới do phụ nữ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng bởi các rối loạn hocmon, đặc biệt phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh. Có nhiều trường hợp phụ nữ đau dữ dội trong 3 tháng đầu thai kỳ và cơn đau giảm dần ở các tháng cuối của thai kỳ
  • Quá trình hoạt động gắng sức, kể cả trong hoạt động tình dục cũng có thể gây đau nửa đầu.
  • Yếu tố di truyền: nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu cha hoặc mẹ hoặc cả hai bị đau nửa đầu thì nguy cơ sinh con bị đau nửa đầu khá cao.
  • Độ tuổi từ 30-39 tuổi là độ tuổi dễ bị các cơn đau nửa đầu tấn công, nhưng cũng không ít trường hợp cơn đau nửa đầu xuất hiện ở các đối tượng trẻ hơn.
  • Một số loại thuốc có thể làm cơn đau nửa đầu thêm trầm trọng như thuốc tránh thai
  • Hút thuốc lá, ngửi mùi thuốc lá hoặc sử dụng thức uống có chứa cồn cũng góp phần khởi phát cơn đau nửa đầu
  • Một vài yếu tố ngoại cảnh có thể kích thích cơn đau nửa đầu như âm thanh lớn, mùi hương lạ như mùi sơn, mùi nước hoa hoặc ánh sáng chói chang.
  • Những thay đổi thời tiết bất thường cũng gây ra cơn đau nửa đầu, đặc biệt trong giai đoạn chuyển mùa.
  • Áp lực công việc, học hành, thi cử khiến tinh thần căng thẳng, stress cũng làm cơn đau nửa đầu phát sinh. Do đó có nhiều bệnh nhân bị đau nửa đầu, chỉ cần điều trị giảm stress cũng đã giúp tình trạng bệnh chuyển biến rõ rệt.
  • Chứng bệnh trầm cảm, rối loạn lo âu, thiếu ngủ hoặc ngược lại ngủ quá nhiều cũng là nguyên nhân dẫn đến cơn đau nửa đầu

3. Cách phòng bệnh đau nửa đầu

 

Từ những yếu tố kích hoạt cơn đau nửa đầu trên đây, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp giúp phòng ngừa:

Nghỉ ngơi, thư giãn, giảm áp lực công việc. Tập thiền hoặc yoga khoảng nửa tiếng mỗi ngày đều là các biện pháp hữu hiệu giúp ngăn ngừa cơn đau nửa đầu.

  • Ăn uống điều độ, hạn chế ăn mặn và các loại thực phẩm giàu tyramine
  • Tập luyện thể dục thể thao góp phần nâng cao sức khỏe và phòng ngừa khởi phát cơn đau nửa đầu
  • Ngủ đủ giấc, đúng giờ, hạn chế thức khuya.

4. Điều trị bệnh đau nửa đầu

 

Để điều trị đau nửa đầu thường tập trung vào 3 vấn đề: tránh các yếu tố kích hoạt, điều trị giảm đau và dự phòng cơn đau nửa đầu. Đối với bệnh nhân đau nửa đầu mãn tính, thuốc cắt cơn đau nên được uống càng sớm càng tốt, vì khi cơn đau đã xuất hiện thì hiệu quả của thuốc cũng sẽ giảm. Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh đau nửa đầu gồm:

  • Deparkin
  • Thuốc chống trầm cảm: Các loại thuốc chống trầm cảm ba vòng thường được sử dụng để điều trị dự phòng đau nửa đầu. Nhưng các thuốc này có thể dẫn đến các tác dụng phụ như rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến hoạt động tình dục,...Bên cạnh đó, thuốc nhóm SSRI cũng thường được bác sĩ
  • Kháng viêm non-steroid
  • Paractamol và các loại thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid (NSAIDs): các loại thuốc giảm đau như paracetamol,.....à các loại thuốc cắt cơn đau hiệu quả. Thuốc giảm đau kết hợp với cafein cũng là một giải pháp giảm đau khá tốt ở bệnh nhân bị đau nửa đầu.

Cơn đau nửa đầu không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu đau đầu hoặc đau nửa đầu, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

                                                                                                          Nguồn: Đông Tây Y Trường Xuân tổng hợp