NHỮNG TÁC DỤNG - ĐIỀU TRỊ CỦA THẢO MỘC HƯƠNG

Thảo mộc hương là một loài thực vật truyền thống được biết đến nhiều vì có công dụng chữa bệnh trong các hệ thống lý thuyết Y Học Cổ Truyền. Theo đó, các tác dụng mà cây thảo mộc này có thể đem lại được ghi nhận là chống loét, chống co giật, chống ung thư, bảo vệ gan, tim mạch, chống viêm khớp.

1. Cây thảo mộc là gì?

Thân cây thảo mộc hương đơn giản, to tròn, thường cao từ 1 đến 2 m. Lá có răng cưa không đều; những lá ở gốc thường lớn, có cuống lá dài có cánh trong khi các lá phía trên nhỏ hơn, có cuống ngắn hoặc không cuống. Hai thùy nhỏ ở gốc lá ôm lấy thân. Rễ cây thảo mộc có màu nâu sẫm hoặc xám, mập dài tới 40 cm.

Hoa của thảo mộc hương có màu xanh tím đến đen, hình tròn, cứng, chiều ngang khoảng 2,4-3,9 cm. Tràng hoa hình ống và dài 2 cm, có 2 đến 5 chùm ở nách lá hoặc đầu tận cùng. Thông thường, cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 8 và hạt chín từ tháng 8 đến tháng 9.

2. Thảo mộc hương có tác dụng gì?

Sức khỏe tim mạch

Các nghiên cứu cho thấy thảo mộc hương có tác dụng thúc đẩy sức khỏe tim mạch.

Ung thư

Thảo mộc hương có hiệu quả đối với bệnh ung thư. Nghiên cứu thử nghiệm trên tế bào ung thư dạ dày của con người cho thấy loại thảo mộc này ngăn chặn sự phát triển của khối u và gây ra quá trình tự hoạt tử.

Sức khỏe gan

Thảo mộc hương cũng có lợi cho việc điều trị bệnh gan theo nghiên cứu được thực hiện trên động vật. 

Thảo mộc hương có một số tác dụng đối với sức khỏe con người

3. Các tác dụng của thảo mộc hương trong Y Học Cổ Truyền

Thảo mộc hương là một bài thuốc dân gian có hiệu quả như một phương pháp điều trị ho, hen suyễn, viêm phế quản và bệnh tả tại nhà:

  • Loại trừ giun có trong ruột và các bộ phận cơ thể khác.
  • Được sử dụng để điều trị viêm da và viêm khớp dạng thấp.
  • Xoa bóp dầu chiết xuất có thể giúp giảm suy nhược thần kinh và thúc đẩy lưu thông máu.
  • Hữu ích cho các vấn đề kinh nguyệt như kinh nguyệt không đều, kinh nguyệt ít và kinh nguyệt đau đớn.
  • Tác dụng lợi tiểu của thảo mộc hương giúp loại bỏ lượng nước dư thừa của cơ thể.
  • Loại thảo mộc này ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như sự phát triển của vi khuẩn.

4. Các cách thường dùng thảo mộc hương để điều trị bệnh

  • Bệnh ngoài da, ngứa, chàm da: Dùng nước ép của lá thảo mộc hương thoa bên ngoài lên vùng da bị bệnh để xóa vết chàm, ngứa và các bệnh ngoài da.
  • Tê liệt: Uống 1⁄2 đến 1 gam bột rễ thảo mộc hương hai lần một ngày.
  • Huyết áp thấp: Uống 1 gam bột thảo mộc hương hai lần một ngày với sữa ấm.
  • Diệt ký sinh trùng đường ruột: Lấy 1⁄2 gam bột thảo mộc hương pha nước uống một lần
  • Suy tĩnh mạch: Bôi hỗn hợp bột rễ cây và tinh dầu lên các khu vực bị ảnh hưởng để cải thiện lưu thông máu .

Thảo mộc hương dùng trong điều trị bệnh lý cần tham vấn ý kiến bác sĩ

5. Các phản ứng phụ cần lưu ý khi sử dụng thảo mộc hương

Thành phần trong thảo mộc hương có chứa axit aristolochic nên có thể gây hại cho thận và gây ung thư khi dùng với liều lượng lớn.

Những người bị bệnh tim, bệnh thận, phụ nữ mang thai và cho con bú không nên dùng thảo mộc hương hay dùng dưới sự giám sát y tế.

Những người bị tăng huyết áp nên tránh tiêu thụ thảo mộc hương dưới bất kỳ hình thức nào.

Tóm lại, thảo mộc hương là một loài cây thảo mộc đã được sử dụng làm thuốc truyền thống trong hầu hết các nền Y Học Cổ Truyền trên toàn cầu cho nhiều loại bệnh khác nhau. Chính vì thế, khi các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của thảo mộc hương càng thu được nhiều kết quả tích cực, dược liệu truyền thống này sẽ được sử dụng rộng rãi hơn vì lợi ích tốt nhất của sức khỏe cộng đồng.

 Nguồn: Đông Tây y Trường Xuân