Những tác dụng bất ngờ của sâm bố chính

   Sâm bố chính là một loại dược liệu vô cùng có giá trị đối với sức khỏe con người. Hãy cùng tìm hiểu về những tác dụng của cây sâm bố chính và cách dùng loại dược liệu này sao cho hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!

Sâm bố chính hoa vàng là loại sâm không có củ.

Tác dụng dược lý của sâm bố chính

Theo Y học cổ truyền

 

    Tác dụng: Sinh tân dịch, ích huyết, bổ tỳ vị, thanh nhiệt, tăng cường sinh lực, bổ khí, chỉ khát, bổ máu, nhuận phế, kích thích tiêu hóa.

 

    Chủ trị: Ít ngủ, kém ăn, gầy còm chậm lớn, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, ho dai dẳng, viêm phế quản, lưng đau, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, lao phổi, sốt, viêm họng, đau mình, khí hư, động kinh, trầm cảm, suy giảm sinh lý,…

 

 

Sâm bố chính là loại cây có rất nhiều công dụng trong Y học cổ truyền.

 

Theo Y học hiện đại

 

   Tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương, an thần: khi dùng sâm bố chính cho chuột nhắt trắng theo đường uống hoặc tiêm phúc mạc, có tác dụng làm giảm hoạt động tự nhiên, kéo dài thời gian gây ngủ, chống co giật.

 

 

Sâm bố chính được ứng dụng cả trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại.

Một số bài thuốc trị bệnh từ sâm bố chính 

  Cây sâm bố chính, đặc biệt là rễ cây, có tác dụng dược lý đa dạng nên sâm bố chính được sử dụng trong rất nhiều bài thuốc dân gian để cải thiện sức khoẻ và hệ miễn dịch.

 

1. Bổ khí huyết

 

   Thành phần: Sâm bố chính (30g), hồi dầu (12g), củ mài, đương quy, ý dĩ (mỗi loại 15g), mật ong.

 

   Cách dùng: Tán tất cả thành bột, trộn với một lượng mật ong vừa đủ, vo thành viên hoàn, uống mỗi ngày 15 – 20g.

 

2. Chữa mất ngủ, mệt mỏi, nặng ngực

 

      Thành phần: Sâm bố chính (120g), tầm gửi sống trên cây dâu, hạt cây tơ hồng, dạ hợp, trái dâu (mỗi loại 40g), hoàng tinh chế (80g), dứa dại, ba kích, cao xương hổ (mỗi loại 20g), rượu trắng (khoảng 2 lít).

 

       Cách dùng: Tất cả đem ngâm chung với rượu. Sau 2 ngày 2 đêm lấy chưng cách thủy, hạ thổ trong 1 tuần. Mỗi lần dùng 15 – 40ml, 2 lần/ngày.

 

3. Thuốc bổ tốt cho tiêu hóa

    Thành phần: Sâm bố chính tươi 1kg (hoặc 3kg sâm bố chính khô), 5 lít rượu trắng 40 độ.

 

   Cách dùng: Ngâm sâm với rượu trong 30 ngày. Mỗi lần uống 15ml, uống cùng mỗi bữa ăn.

 

4. Điều hòa kinh nguyệt

 

  Thành phần: Sâm bố chính, ngải cứu sao vàng, ích mẫu (mỗi vị 16g), củ cây gai (12g), củ ấu (10g), cỏ nhọ nồi, thục địa (mỗi vị 20g). Sắc lấy nước, uống mỗi ngày 1 thang.

 

5. Điều trị động kinh

 

  Thành phần: Sâm bố chính, nam tam tinh, trần bì, yết vĩ (mỗi loại 20g), quế (4g), chu sa (1g), ý dĩ (40g), tim heo (1 quả).

 

    Cách dùng: Nghiền nam tam tinh, ý dĩ , quế, vỏ quýt, sâm bố chính thành bột mịn. Sau đó, trộn với chu sa, sau đó bỏ vào bên trong tim heo. Hấp cách thủy 40 phút, chia 3 lần, sử dụng trong ngày.

 

     Lưu ý: Không tự ý sử dụng bài thuốc sâm bố chính để trị động kinh nếu không có chỉ định của chuyên viên y tế.

 

6. Trị suy dinh dưỡng, tiêu chảy hay kiết lỵ kéo dài

 

    Thành phần: Hoài sơn (30g), sâm bố chính (25g), ý dĩ (20g), bạch chỉ (10g), hạt sen (15g).

 

    Cách dùng: Đem tất cả dược liệu sao chín, rồi nghiền thành bột mịn. Sau đó trộn chung với một ít nước và đường, nấu lên ta thu được cao lỏng. Sử dụng mỗi ngày 4 – 10g.

 

     Lưu ý: Không sử dụng bài thuốc này cho trẻ dưới 2 tuổi.

 

7. Chữa lao phổi ở trẻ

 

    Thành phần: Sâm bố chính (6 - 10g), siro cam thảo (200g), nước (180ml). Trộn tất cả nguyên liệu thu được hỗn hợp hòa quyện. Uống 1 thìa x 1 lần/ngày.

 

8. Điều trị thiếu máu

 

     Thành phần: Sâm bố chính, hạt sen, hà thủ ô (mỗi loại 100g), cam thảo (40g), đại hồi (8g), thảo quả (12g).

 

     Cách dùng: Nghiền tất cả thành bột, vo viên nhỏ. Ngày uống 20g x 2 lần/ngày.

 

9. Trị suy nhược thần kinh

 

   Thành phần: Sâm bố chính (20g), hoàng kỳ(12g), tần quy, sơn khương, mộc hương, hoa cúc, dư dung, lonh nhãn, táo nhân (mỗi loại 8g), phúc linh (6g), tiểu thảo (6g). Sắc lấy nước, sử dụng mỗi ngày 1 thang.

 

10. Trị trầm cảm

 

      Thành phần: Sâm bố chính (16g), củ khoai mài, hà thủ ô, ích trí nhân, bá tử nhân (mỗi loại 12g), táo nhân, thủy ngọc, cam thảo dây, liên tử, xương bồ (mỗi loại 8g), nhục quế (4g). Sắc lấy nước uống, uống 2 lần 1 ngày.

 

11. Phục hồi cơ thể sau bỏng

 

      Thành phần: Sâm bố chính, củ mài, ý dĩ ( mỗi loại 16g), sơn liên, sa sâm bắc, hà thủ ô, địa hoàng thán, kê huyết đằng (mỗi loại 12g), câu kỷ tử (10g), trần bì (8g). Sắc lấy nước, sử dụng mỗi ngày 1 thang.

3 Cách sử dụng đơn giản của sâm bố chính

    Sâm bố chính thường được kết hợp với rất nhiều loại thảo dược khác nhau trong các bài thuốc y học cổ truyền. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng, nên có sự tư vấn cẩn thận từ bác sĩ.

 

     Không chỉ kết hợp với dược liệu, sâm bố chính cũng được chế biến và bảo quản với nhiều cách khác nhau với mục đích bồi bổ sức khỏe, cải thiện và nâng cao chức năng của hệ thống miễn dịch.

 

Ngâm rượu

 

      Tỷ lệ ngâm là 1:10, (1kg sâm ngâm với 10 lít rượu trắng 40 độ). Trước khi ngâm nên sao vàng hạ thổ và sơ chế sạch sâm. Ngâm rượu từ 1 – 2 tháng để chất dinh dưỡng trong sâm được chiết ra. Mỗi ngày sử dụng 1 – 2 chén nhỏ giúp người bệnh cảm thấy sảng khoái, tăng cường chức năng sinh lý.

 

 

Rễ sâm bố chính ngâm rượu.

Thái lát phơi khô

 

     Người ta thường thái sâm thành những lát mỏng, đem phơi khô dưới ánh nắng mặt trời, sau đó thường dùng để pha trà, sắc nước uống hàng ngày. Ngoài ra việc này cũng giúp bảo quản sâm bố chính được lâu hơn.

 

      Kiên trì sử dụng sâm bố chính, cơ thể sẽ có những thay đổi tích cực về mặt sức khỏe và tinh thần, cảm thấy khoan khoái, khỏe mạnh, cải thiện chất lượng giấc ngủ và kích thích ăn ngon miệng hơn.

 

 

Thái lát đem phơi khô là cách giúp bảo quản sâm bố chính được lâu.

 

Ngâm mật ong

 

      Sâm bố chính thái lát cắt mỏng được ngâm cùng với mật ong sẽ tăng tác dụng của cả hai loại và có thể dùng được cho cả trẻ em hay người lớn tuổi.

 

      Mật ong ngâm với sâm bố chính trong 2 - 3 tháng là có thể sử dụng được. Mỗi ngày chỉ cần dùng 2 - 3 lát sâm ngâm mật ong hoặc pha trà, uống nước sẽ thấy cải thiện sức khoẻ một cách rõ rệt như tinh thần thoải mái, vui vẻ, chống lão hoá, làm đẹp da, tăng cường chức năng sinh lý,....

 

 

Nguồn: Đông Tây y trường xuân tổnh hợp