Cây hoa cứt lợn mọc hoang dại ở rất nhiều nơi và tất cả các mùa trong năm. Chúng có sức sống rất dẻo dai và thích nghi tốt với mọi loại đất, dù là đất khô cằn nhất. Loài hoa ngũ vị này thuộc dạng cây nhỏ, trên thân có nhiều sợ lông nhỏ, cao khoảng 20 -50 cm. Lá của chúng mọc đối xứng hình ba cạnh hoặc hình trứng, quanh mép cho răng cưa tròn, dài từ 2 – 5cm, rộng khoảng 1 – 4 cm. Cả hai phần mặt của lá hoa ngũ vị đều có lông, khi vò nát thường có mùi hắc. Hoa của chúng thường nhỏ, mọc thành chùm, có màu trắng và màu tím, quả màu đen có 5 sóng dọc.
Công dụng
Ngoài bộ phận rễ thì toàn bộ cây cứt lợn đều được bào chế làm thuốc. Sử dụng dưới dạng cây khô hay cây tươi đều được. Nếu dùng để điều trị bệnh lý viêm xoang, người ta thường dùng dưới dạng cây tươi.
· Theo y học cổ truyền: Chúng có vị hơi đắng, tính hàn vì vậy có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng và cầm máu hiệu quả. Lá khi vò có mùi hôi có tác dụng gây nôn.
· Theo y học hiện đại: Theo nhiều nghiên cứu, hoa ngũ sắc có tác dụng kháng viêm, chống dị ứng và phù nề phù hợp với những kết quả nghiên cứu lâm sàng về tác dụng để điều trị chứng viêm mũi dị ứng cấp tính và mãn tính. Ngoài ra, loài cây này còn được kết hợp với bồ kết để nấu dầu gội, có mùi thơm, sạch gàu và giúp mượt tóc
Cây ngũ sắc
Một số bài thuốc từ cây ngũ sắc
Một số bài thuốc từ cây bông ngũ sắc mà các bạn có thể tham khảo gồm:
· Điều trị cảm sốt: Sử dụng 15g hoa ngũ sắc tươi, rửa sạch và sắc với 200ml nước, lấy 50ml uống hết trong 1 lần trong 5 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
· Chữa viêm da: Sử dụng 1 nắm hoa rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút để khử khuẩn. Sau đó, bạn đem hoa giã nhuyễn, chiết lấy nước cốt và thoa lên vùng da bị viêm từ 2-3 lần/ngày.
· Điều trị bệnh viêm da mẩn ngứa: Sử dụng 100-200g cành và lá tươi cây trâm ổi, đem rửa sạch và nấu với 1-2 lít nước rồi lấy ngâm rửa vùng bị bệnh.
· Kháng viêm, điều trị cảm sốt, quai bị: Sử dụng 30g cây ngũ sắc tươi hoặc 15g khô (lấy cả cành, lá và hoa của cây) đem sắc lấy 300ml nước đặc. Sau đó, chia hỗn hợp thu được thành 2 lần uống trong ngày.
· Cầm máu, sát khuẩn, trị vết thương ngoài da: Sử dụng lá và hoa ngũ sắc cùng với gừng theo tỉ lệ 3:1, phơi khô và tán thật kỹ thành bột mịn. Khi dùng thì lấy 1 lượng nhỏ bột thuốc rắc lên chỗ bị thương rồi băng lại, chú ý thay băng mỗi ngày.
· Giải cảm, chữa cảm cúm, quai bị: Sử dụng 30-50g rễ cây ngũ sắc khô, đem rửa và sắc với nước rồi chia thành 3 lần uống trong ngày.
Những lưu ý khi sử dụng hoa cứt lợn để điều trị bệnh
· Khi uống hoa cứt lợn có mùi hơi nồng, dễ làm người bệnh nôn ói. Vì vậy tránh sử dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai.
· Cây hoa cứt lợn chỉ phù hợp trong điều trị viêm xoang nhẹ, hạn chế trong các trường hợp bít tắc do mủ ngay lỗ thông mũi xoang.
· Khi người bệnh sử dụng hoa cứt lợn nếu xuất hiện các tình trạng dị ứng như: phát ban, ngứa nên ngưng sử dụng để đảm bảo an toàn.
· Trong giai đoạn viêm mũi, nước mũi chuyển sang giai đoạn dịch trong, người bệnh nên kết hợp sử dụng với các loại thuốc có tác dụng giúp niêm mạc mũi giảm xuất tiết. Nếu tiếp tục sử dụng cây hoa cứt lợn, mũi sẽ liên tục chảy nước.
Nguồn: Đông Tây Y Trường Xuân tổng hợp