Tên khác
Tên Hán Việt khác: Hạnh nhân tức là hạt khô của quả của cây Mơ. Hạnh nhân còn có tên là Ô mai, Hạnh, Khổ Hạnh nhân, Bắc Hạnh nhân, Quang Hạnh nhân, Đức Nhi, Lão âm tử, Thảo kim đan (Hòa hán dược thảo)
Tên tiếng Trung: 苦杏仁
Tên khoa học: Semen Pruni Armeniacae
Họ khoa học: Rosaceae
Hạnh nhân
(Mô tả, hình ảnh hạnh nhân, phân bố, thu hái, chế biến, thành phần hóa học, tác dụng dược lý...)
Mô tả thực vật:
Hạnh nhân là hạt khô của cây mơ.
Cây mơ là cây thân gỗ, có chiều cao phát triển tu 4-10 mét, thân cây có đường kính lên đến 30 cm. Các cành non có màu xanh đầu tiên, trở thành tím khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, sau đó trở thành màu xám trong năm thứ hai. Các lá dài 3-5 inches, với một mép có răng cưa và một cuống lá dai 2,5 cm.
Cây mơ ra hoa vào cuối mùa đông - đầu mùa xuân, thường là cuối tháng 1 hay đầu tháng 2, ra hoa trước khi ra lá. Mỗi hoa có 5 cánh với đường kính khoảng 1–3 cm. Hoa có màu trắng,hoặc có màu hồng hay đỏ sẫm.
Lá mơ mọc sau khi các cánh hoa rụng. Các lá hình ô van nhọn mũi.
Quả mơ hình tròn với đường xoi chạy từ cuống tới chóp quả. Vỏ quả có màu xanh lục khi chưa chín và trở thành màu vàng (hơi đỏ) khi chín. Cùi thịt có màu vàng. Quả chín vào đầu mùa hè, thông thường khoảng tháng 6.
Cây Mơ mọc hoang và được trồng nhiều ở nước ta, nhiều nhất là các tỉnh Hà sơn bình (Mỹ đức), Hà nam ninh (huyện Kim bảng), Thanh hóa, Nghệ an, Hà tỉnh, Trung quốc, Armenia, Nhật bản cũng có cây Mơ.
Thu hái - Bào chế
Mùa thu hái quả mơ vào mùa hè. Khi quả chín, hái về. Phần thịt quả mơ có thể chế biến thành nước mơ, siro mơ, rượu mơ.
Hạnh nhân là hạt quả mơ, phơi khô.
Khổ hạnh nhân là cho Hạnh nhân vào nước sôi trong ít phút lấy ra ngâm nước lạnh, bỏ vỏ phơi khô.
Sao Hạnh nhân là bỏ Khổ Hạnh nhân vào nồi, cho lửa nhỏ sao vàng.
Hạnh nhân sương là dùng giấy thấm bọc ép cho lấy hết dầu.
Bảo quản:
Phơi khô, để nơi khô ráo, không nên phơi nắng nhiều vì mất hương vị.
Thành phần hóa học của Hạnh nhân:
Chứa amygdalin (amygdalin) khoảng 3%, dầu béo khoảng 50%, và có chứa amygdalin enzyme (emulsin), amygdalin enzyme (amygdalase).
Tác dụng dược lý:
Glucosid hạt mơ thủy phân cho cyanhydric acid có tác dụng ức chế nhẹ trung khu hô hấp vì thế giảm ho suyễn.
Benzaldehyde có thể ức chế chức năng tiêu hóa của pepsin, dầu hạnh nhân có tác dụng nhuận tràng.
Khổ hạnh nhân có tác dụng chống ung thư (các thí nghiệm chưa nhất trí).
Thuốc có tác dụng ức chế lãi đũa, lãi móc câu, lãi kim, trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn.
Độc tính: Sau khi ăn vào, chất amygadalin và amygdalase kết hợp sinh ra prunasin và mandelonitrile bị phá hủy trong ruột sinh ra benzaldehyde và hydrocyanic acid rất độc.
riệu chứng nhiễm độc: chóng mặt, mệt lã, nôn, tiêu chảy, đau bụng, nóng rát vùng thượng vị, huyết áp tăng, thở nhanh, nghiêm trọng hơn thở nông chậm, hôn mê, cứng người, co giật, giãn đồng tử, huyết áp hạ, suy hô hấp tuần hoàn dẫn đến tử vong.
Người lớn ăn 40 - 60 nhân, trẻ em10 - 20 nhân có thể gây nhiễm độc nghiêm trọng. Uống Anhydric acid, liều gây chết là 0,06g ở người lớn.
Thuốc được nấu lên và có cho đường giảm bớt độc. Trường hợp quá liều có thể cho uống than hoạt hoặc sirô. Trong dân gian dùng vỏ cây mơ hoặc vỏ của rễ làm chất giải độc.
Vị thuốc Hạnh nhân
(Công dụng, liều dùng, quy kinh, tính vị...)
Tính vị:
Vị đắng, hơi ấm và hơi độc
Quy kinh:
Kinh Phế, Đại tràng.
Công năng của Hạnh nhân:
Công dụng:
Hạnh nhân có công dụng ngừng ho, bình suyễn, tuyên phế, nhuận tràng, trừ đờm, trị hen suyễn, ho ngoại cảm, chướng đầy, tắc hầu, nhuận tràng thông tiện.
Tác dụng:
Sau khi vào dạ dày vùng vị toan phân giải mà thành ra (thanh toan) loại axit trong, đến vách ruột bị vách ruột hút vào đến trong máu thì có thể ức chế tổ chức cơ quan ôxy hóa khiến nó không giữ lấy (toan tố) sinh tố chua, đồng thời đại não thần kinh bị kích thích sẽ ngừng ho, trị viêm chi khí quản.
Chủ trị:
Các chứng ho do phong hàn hoặc phong nhiệt, ho suyễn do phế nhiệt, táo bón do tràng táo. Ho ngược đưa khí lên, họng tắc hạ khí, tâm lạnh bôn đồn. Kinh giản, dưới tâm phiền nhiệt, khí phong đi lại, váng đầu thời tiết, giải cơ, tiêu tan cấp mãn ở dưới vùng tâm.
Liều dùng:
Ngày dùng 3-10g
Ứng dụng lâm sàng của Hạnh nhân:
Trị viêm phế quản mạn tính:
Dùng nhân có vỏ với cùng lượng đường phèn trộn làm thành Hạnh nhân đường. Sáng tối mỗi lần uống 10g; 10 ngày là một liệu trình. Đã trị 124 ca, khỏi 23 ca, có kết quả tốt 66 ca, tiến bộ 31 ca, không kết quả 4 ca, tỷ lệ kết quả 96,8%, đối với ho đàm suyễn đều có tác dụng, thường sau 3 - 4 ngày thấy có kết quả ( Tư liệu của Viện Nghiên cứu Trung y 1971,34).
Trị ho lâu ngày khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
Chua me đất 5g, Lá chanh 4g, Cam thảo dây 5g, Lá tre 8g, Tô mộc 8g, Gừng sống 2g, Ô mai 4g, nước 500ml sắc còn 250ml chia 2 lần uống trong ngày.
Hạnh tô tán (ôn bệnh điều biện) : Khổ hạnh nhân 6g, Tô diệp, Cát cánh, Chỉ xác, Quất bì, Pháp Bán hạ, Sinh khương đều 6g, Phục linh, Tiền hồ đều 10g, Đại táo 2 quả, sắc uống.
Trị ho lâu ngày khàn giọng.
Hạnh nhân tiễn: Hạnh nhân ngọt (Điềm hạnh nhân) 100g, nước gừng tươi 150g, Tang bì, Bối mẫu, Mộc thông đều 40g, Tử uyển, Ngũ vị tử đều 30g, sắc cô thêm mật ong thành cao, mỗi lần uống 1 thìa canh, ngày 2 lần.
Trị táo bón:
Nhuận tràng hoàn: Hạnh nhân, Đào nhân, Đương qui đều 10g, Hỏa ma nhân 12g, Sinh địa 12g, Chỉ xác 6g sắc uống. Hạnh nhân, Hỏa ma nhân, Bá tử nhân đều 10g, sắc nước uống. Trị táo bón người cao tuổi và người sau sanh.
Trị viêm âm đạo do trùng roi (trichomonas):
Trị 6 ca viêm âm đạo do trùng roi bằng cách đắp nước Hạnh nhân kết quả đều tốt, 120 ca viêm âm đạo khác cũng được đắp bằng cao Hạnh nhân với dầu mè và lá dâu hàng ngày kết quả tốt trên 90% thông thường viêm hết trong vong 1 tuần.
Tham khảo
Kiêng kỵ
Vị Hạnh nhân này hơi độc vì vậy cần tránh quá liều. Thận trọng khi dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi.
Chỉ định và phối hợp
- Trị bệnh phổi lâu năm, suyễn, ho nhiều.
Hạnh nhân bỏ vỏ đầu nhọn 80g ngân mước tiểu trẻ em, mỗi ngày 1 lần thay, mùa hè 3-4 lần thay, khoảng 15 ngày lấy ra sấy khô nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 1 lượng nhỏ kết hợp với lá bạc hà 1 lá, mật 1 viên, sắc lấy nước uống sau ăn. Kiêng ăn tanh.
- Trị ho nghịch khí xốc lên:
Lấy hạnh nhân 3 thăng, bỏ vỏ đầu nhọn, sao vàng, nghiền thành cao, cho 1 lít mật vào đảo chính, trước bữa ăn ngậm nuốt nước.
- Ho và hen:
Ho do tác nhân phong ngoại sinh và nhiệt: dùng phối hợp với tang diệp, cúc hoa dưới dạng tang cúc ẩm
Ho do loạn chức năng phổi do khô và nhiệt: dùng phối hợp với tang diệp, xuyên bối mẫu và sa sâm dưới dạng tang hạnh thang
Ho và hen do tích nhiệt ở phổi: dùng phối hợp với thạch cao và ma hoàng dưới dạng ma hạnh thạch cam thang.
- Táo bón do khô ruột:
Dùng phối hợp với hoạt ma nhân và đương qui dưới dạng nhuận tràng hoàn.
Nguồn: thaythuoccuaban.com