GIẢM ĐAU XƯƠNG KHỚP MẠN TÍNH

         Đau xương khớp mạn tính do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm ĐKDT, Goute... chiếm tỉ lớn trong cộng đồng đặc biệt là nhóm người cao tuổi, các đợt đau nhức tái đi tái lại vài lần trong năm không cách nào điều trị triệt để .

 

         Các phương pháp điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng của đợt cấp, làm dịu đi tình trang đau nhức bằng các loại  thuốc giảm đau đường uống như Paracetamol và nhóm NSAIDs (bao gồm Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam,…) và nhóm Corticoid

 

         Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, tất cả các thuốc khi vào trong cơ thể đều chuyển hóa tại gan và thải trừ qua thận. Uống thuốc giảm đau kéo dài nhiều năm sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan thận.

          Trên thực tế lâm sàng Paracetamol gây hủy hoại tế bào gan, làm tăng các chỉ số mem gan. Trong khi đó Sử dụng thuốc nhóm NSAID có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, như loét hoặc thủng dạ dày tá tràngchảy máu đường tiêu hóa. Mức độ nguy cơ trên đường tiêu hóa giữa các thuốc NSAID là khác nhau tùy vào việc thuốc có ức chế chọn lọc COX2 hay không. Nguy cơ trên đường tiêu hóa cũng cao hơn trong những trường hợp: người cao tuổi, sử dụng liều cao kéo dài, đã từng bị viêm loét dạ dày tá tràng

         Một nhóm thuốc khác có tác dụng giảm đau nhanh được bán tràn lan trên thị trường là corticoid việc lạm dụng Corticoid sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau như làm loãng xương, tăng huyết áp, gây huyết khối làm nghẽn mạch, có thể gây loét dạ dày, làm giảm sự đề kháng của cơ thể dễ dẫn đến nhiễm trùng. Đặc biệt, nếu dùng Corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến này quen với tình trạng có thuốc trong cơ thể sẽ ngưng hoạt động, không còn duy trì chức năng nội tiết.

       Trong phạm vi bài viết này, tôi xin đề cập đến 1 số biện pháp giảm đau các bệnh lý xương khớp mạn tính không dùng thuốc đường uống được sử dụng rộng rãi trong phạm vi điều trị của các bác sĩ chuyên khoa

1. Châm cứu

   Theo y học cổ truyền, châm cứu là biện pháp khai thông khí huyết, giúp giảm đau tự nhiên mà không cần dùng thuốc.Theo lý giải của YHHĐ châm cứu kích thích cơ thể giải phóng hormone Endorphin, tăng cường lưu thông máu và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Châm cứu còn kết hợp với nhiều phương pháp điều trị khác, nhằm cải thiện bệnh xương khớp, đẩy nhanh quá trình phục hồi.

2. Vận động thể thao thường xuyên

     Nếu bị đau xương khớp kéo dài, bạn nên tập thói quen vận động (tối đa 30 phút mỗi ngày) bằng những bài tập cường độ thấp như đi dạo, đạp xe, bơi lội hoặc tập thể thao dưới nước. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tập thể dục đúng cách không chỉ giúp kiểm soát cân nặng ở mức ổn định mà còn duy trì tính linh hoạt, tăng cường sức mạnh của nhóm cơ quanh khớp.

   Tuy nhiên, người bệnh cần chú ý luyện tập đúng cường độ, không quá sức để tránh gây mệt mỏi, khiến tình trạng đau nhức xương  khớp thêm trầm trọng.

3. Tập yoga để cải thiện bệnh đau xương khớp

    Các chuyên gia cho biết, tập yoga thường xuyên giúp ngăn ngừa thoái hóa khớp và giảm nguy cơ loãng xương.. Một nghiên cứu khác cho thấy, tập yoga còn giảm nồng độ cortisol gây stress, duy trì lượng Canxi trong xương, qua đó thuyên giảm cơn đau m ỏi liên quan tới xương và khớp.

4. Vật lý trị liệu chữa bệnh xương khớp

     Vật lý trị liệu là một nhánh của y học phục hồi chức năng, có công dụng làm dịu cơn đau, nâng tầm vận động của cơ thể. Bạn có thể lựa chọn 1 trong số các phương pháp sau hoặc phối hợp nhiều phương pháp với nhau : Nhiệt trị liệu, Điện trị liệu, Siêu âm trị liệu, vận động trị liệu , điện phân dẫn thuốc....

6. Sử dụng liệu pháp chườm nóng, lạnh

       Là một dạng của nhiệt trị liệu trong chuyên ngành phục hồi chức năng. Người ta chườm lạnh trong các trường hợp viêm cấp tính hoặc ngay sau chấn thương, và chườm nóng trong các đợt đau mạn tính tái phát không kèm theo các triệu chứng sưng nóng đỏ

      Ở các trường hợp đau mạn tính nếu có thể áp dụng nhiệt trong quá trình chườm đắp thuốc thảo dược thì quả là tuyệt vời, bởi ngoài tác dụng tại chỗ của thảo dược sẽ được tăng cường bởi tác dụng nhiệt đẩy thuốc ngấm sâu vào tổ chức dưới da.

      Phương pháp này thực tế đã sử dụng từ xa xưa, ông cha ta có bài thuốc ngải cứu sao muối đắp tại chỗ vô cùng hiệu quả, tuy nhiên trong thời đại công nghiệp hiện hay luôn có những chế phẩm thải dược tiện lợi hơn được thay thế.

       Sản phẩm thảo dược tươi Trường Xuân với thành phần quế chi, cúc tần, trinh  nữ..và nhiều vị thuốc quý khác.

          Thành phần chính của các thảo dược trong bài thuốc là các loại tinh dầu Aldehyd Cinnamic tác dụng giãn mạch tăng tuần hoàn , giảm đau và sát khuẩn nhẹ. Các dẫn xuất của flavonoid : chống oxy hóa, ức chế tổng hợp histamine, tăng cường bền vững thành mạch, tăng tuần hoàn máu. Acid Linoleic kháng khuẩn, Tinh dầu Eugenol và tinh dầu Methol giảm đau thông qua cơ chế gây tê cục bộ, chống viêm kháng khuẩn.

         Trong tinh dầu có hai hợp chất đáng kể là aldehyde và phenol các hợp chất kháng khuẩn, khi đi vào cơ thể giúp diệt mầm bệnh. Aldehyde là một chất khử trùng phổ rộng với khả năng khử trùng và tiêu diệt nấm, virus, vi khuẩn. Còn phenol là hợp chất hoạt động như chất chống oxy hóa, cũng đã được chứng minh là có đặc tính kháng khuẩn.

         Không những giảm đau hiệu quả đối với các bệnh lý cơ xương khớp mạn tính như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, gout mạn, tê bì buồn bã chân tay,... thảo dược còn được sử dụng điều trị viêm long đường hô hấp trên giai đoạn đầu bằng phương pháp xông mũi họng, và thư giãn cơ thể giảm căng thằng Stress bằng phương pháp ngâm xông. Đặc biệt thảo dược tươi Trường Xuân được đóng túi dễ bảo quản và rất tiện lợi khi mang theo.