SỎI NIỆU QUẢN

1. Sỏi niệu quản là gì?

- Sỏi niệu quản là một bệnh lý về đường tiết niệu khi sỏi được hình thành ở thận và di chuyển xuống niệu quản, rồi dừng lại ở các vị trí hẹp tự nhiên của niệu quản. Đa phần sỏi niệu quản có kích thước chiều ngang nhỏ hơn 5mm so với niệu quản, sẽ theo dòng nước tiểu đi xuống niệu quản một cách tự nhiên.

- Có hai loại sỏi niệu quản là:

+ Sỏi cơ thể (sỏi nguyên phát): Do sự rối loạn sinh hóa trong cơ thể sinh ra

+ Sỏi cơ quan (sỏi thứ phát): Do đường bài tiết bị tắc nghẽn dẫn đến ứ đọng nước tiểu gây ra sỏi

2. Diễn tiến của sỏi niệu quản

- Sỏi di chuyển từ thận xuống bàng quang phụ thuộc vào kích thước và vị trí của sỏi. Sỏi niệu quản ở đoạn xa sẽ di chuyển xuống bàng quang dễ hơn ở đoạn gần và đoạn giữa. Tuy nhiên, chiều ngang của viên sỏi mới là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự di chuyển của sỏi

- Thời gian di chuyển của sỏi niệu quản xuống bàng quang là trong khoảng 4-6 tuần

- Tỷ lệ sỏi di chuyển tự nhiên theo vị trí là 22% ở niệu quản đoạn gần, 46% ở niệu quản đoạn giữa và 71% ở niệu quản đoạn xa;

- Các vị trí sỏi dễ bị mắc lại là ở đoạn nối giữa bể thận với niệu quản (10%), đoạn niệu quản bắt chéo bó mạch chậu (20%), đoạn niệu quản nội thành bàng quang (70%)

- Khi sỏi di chuyển gây ra những tổn thương đối với niệu quản. Niệu mạc xung quanh viên sỏi bị phù nề tạo điều kiện để dỏi bám vào niệu mạc và không thể di chuyển.

3. Triệu chứng lâm sàng của sỏi niệu quản

- Đau âm ỉ vùng hố thắt lưng: Đau lưng lan dần theo đường đi của sỏi trên niệu quản, hay gặp ở sỏi nhỏ

- Đau quặn thận: Khi sỏi sơi từ thận xuống niệu quản gây cơn đua quặn thận với biểu hiện đau đột ngột, mức độ đau dữ dội từng cơn, đau từ thắt lưng lan xuống vùng bẹn và sinh dục

- Tiểu buốt, tiểu đau hoặc khó mỗi lần đi tiểu, tiểu rắt tăng tần số rõ rệt, nước tiểu ít, cảm giác mót tiểu ngay cả khi vừa đi xong

- Nước tiểu có màu sắc bất thường: hồng, đỏ, nâu sẫm…

- Đi tiểu đục ra mủ kèm sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn…

4. Cận lâm sàng chẩn đoán sỏi niệu quản

-  Tổng phân tích và cấy nước tiểu cho kết quả nhiều hồng cầu, có thể có bạch cầu và vi trùng, có thể cod albumin trong nước tiểu nếu đường tiết niệu bị nhiễm trùng

- Chụp Xquang bộ niệu không chuẩn bị: xác định vị trí, kích thước và hình dáng của sỏi

- Siêu âm ổ bụng giúp phát hiện sỏi và thận có bị ứ nước hay không

- Chụp Xquang hệ niệu quản có cản quang dùng trong trường hợp sỏi niệu quản buộc phải điều trị can thiệp bằng phương pháp phẫu thuật. Xác định vị trí của sỏi trong đường tiết niệu và mức độ giãn nở của đài bể thận.

- Chụp CT để xác định sỏi niệu quản và mức độ tắc nghẽn cũng như đánh giá được chức năng thận.

5. Điều trị sỏi niệu quản

Điều trị sỏi niệu quản bao gồm: điều trị bằng thuốc và điều trị bằng các phương pháp can thiệp

- Điều trị bằng thuốc:

+ Thuốc giảm đau, chống viêm: xoa dịu cơn đau quặn thận

+ Thuốc giãn cơ trơn tiết niệu: giãn rộng đường kính niệu quản giúp viên sỏi di chuyển dễ dàng hơn

+ Thuốc kiềm hóa nước tiểu, giảm nồng độ các khoáng chất

+ Thuốc lợi tiểu, tăng lưu lượng nước tiểu

+ Thuốc kháng sinh dự phòng viêm đường tiết niệu

- Điều trị can thiệp:

+ Tán sỏi ngoài cơ thể: áp dụng sỏi dưới 20mm, vị trí sát thận, tán sỏi thành vụn nhỏ nhờ sóng xung kích có tần số lớn, rồi hút ra ngoài

+ Tán sỏi qua da: tạo đường hầm nhỏ qua da rồi đưa dụng cụ vào để phá vỡ sỏi

+ Tán sỏi ngược dòng: dùng ống nội soi mềm đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang tới niệu quản. Dùng laser để phá viên sỏi thành vụn nhỏ rồi dùng dụng cụ nội soi đưa ra ngoài.

+ Mổ mở lấy sỏi: áp dụng khi viên sỏi quá lớn, haowjc bị mắc kẹt ở đoạn hẹp niệu đạo

6. Phòng ngừa sỏi niệu quản

- Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít nước/ngày, bổ sung đủ chất xơ, vitamin từ các loại rau xanh, trái cây tươi

- Giảm lượng muối trong bữa ăn, không ăn quá 2,3 gram muối/ngày, giảm đạm động vật từ các loại thịt đỏ, phủ tạng động vật

- Hạn chế đồ chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, đường muối, tránh lạm dụng chè, cà phê, rượu, bia, thuốc lá

- Tập thể dục điều độ, thường xuyên

- Khám sức khỏe định kì 6 tháng/lần

Nguồn: Đông Tây y Trường Xuân